Thanh long ruột mềm, mát, vị chua ngọt dịu rất dễ ăn khiến nhiều người thích mê. Nhưng không chỉ có thế, loại quả ngon lành này còn mang lại rất nhiều lợi ích cho các mẹ bầu và thai nhi nhờ nguồn dưỡng chất quý giá, dồi dào, bao gồm các loại vitamin, chất xơ, chất béo có lợi và rất giàu năng lượng:
– Chất xơ: Chứa rất nhiều chất xơ hòa tan nên long có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, tốt cho tiêu hóa, giảm nồng độ cholesterol, ngăn ngừa ung thư ruột kết
>> lưu ý nhac danh cho ba bau cần quan tâm
– Chất chống oxy hóa: Là trái cây rất giàu chất chống oxy hóa anthocyanin, chúng có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa và ngăn chặn bệnh ung thư rất hiệu quả.
– Vitamin C : Là thực phẩm chừa nguồn vitamin C tuyệt vời, đóng vai trò quan trọng hỗ trợ hệ miễn dịch và thậm chí có thể giúp nhanh khỏi và giảm mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh thông thường.
– Sắt: Thanh long là một trong những loại hoa quả chứa hàm lượng chất sắt nhiều nhất cần thiết để sản xuất hemoglobin trong cơ thể con người, đặc biệt tốt cho các mẹ bầu
– Protein: Protein chay chứa trong loại trái cây này có thể được tích hợp tích cực với các kim loại nặng trong cơ thể con người để loại bỏ các độc tố. Hơn nữa, protein chay đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thành dạ dày.
1. Tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu
Việc bổ sung vitamin C vào chế độ dinh dưỡng trong thời gian mang thai rất quan trọng bởi vitamin C không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể mà còn hỗ trợ cho quá trình hình thành răng, xương của thai nhi. Đặc biệt, đối với những mẹ bầu đang gặp vấn đề vệ sinh răng miệng, vitamin C cũng giúp giải quyết tình trạng này. Theo khuyến cáo, mỗi ngày mẹ nên bổ sung ít nhất 70 mg vitamin C mỗi ngày, và khoảng 85 gram thanh long sẽ giúp cung cấp khoảng 25 mg vitamin C, đạt khoảng 1/3 “chỉ tiêu” mỗi ngày.
>> xem cách đặt ten dep cho bé theo phong thủy
2. Hỗ trợ sự phát triển não của thai nhi
Không chỉ chuyển hóa thành năng lượng “nuôi” cơ thể, chất béo còn cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển não của thai nhi, nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, giai đoạn não tăng trưởng mạnh mẽ. Hàm lượng chất béo trong thanh long tuy không quá nhiều, chỉ từ 0,1 – 0,6 gram, nhưng lại là nguồn chất béo có lợi cho cơ thể.
3. Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Cứ trung bình 100 gram thanh long sẽ có khoảng 9-14 gram carbohydrate, chiếm khoảng 10% nhu cầu carbohydrate tối thiểu mỗi ngày của bà bầu. Carbohydrates có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, vì vậy, việc bổ sung carbohydrate đặc biệt cần thiết. Ngoài thanh long, bầu có thể bổ sung thêm carbonhydrate từ nhiều nguồn khác nhau, như các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, bắp, khoai tây, mì…
4. Ngăn ngừa táo bón
Với hàm lượng chất xơ phong phú và một lượng nước dồi dào, thanh long giúp mẹ bầu no lâu và tăng khả năng điều tiết của hệ tiêu hóa, nhất là giảm bớt nguy cơ bị táo bón, triệu chứng khó chịu đối với hầu hết các mẹ bầu.
Mẹ có thể ăn thanh long không hoặc kết hợp thành một hỗn hợp salad thanh long thơm ngon cho bữa ăn nhẹ buổi xế. Ngoài ra, bầu cũng có thể thử sinh tố thanh long, một lựa chọn không tồi cho bữa sáng.
>> thông tin cách nấu thịt đông cực ngon
5. Giảm mệt mỏi cho mẹ
Vừa cung cấp carbonhydrate, vừa bổ sung vitamin B1 cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng cho cơ thể. Ăn thanh long giúp mẹ bầu giảm bớt mệt mỏi, và các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt do cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng. Không chỉ vậy, hàm lượng vitamin B1 trong thanh long còn giúp duy trì những hoạt động bình thường của tim và hệ thần kinh.
Cách chọn thanh long ngon
– Vỏ: có màu đỏ sậm và mỏng da căng mọng (điều này chứng tỏ là chúng mới được thu hoạch).
– Phần tai: Còn xanh không được quăn queo hay khô héo đó là những quả tươi mới được thu hoạch không lâu.
– Bấm nhẹ tay vào vỏ của thanh long nếu thấy cứng thì nên chọn.
>> Xem thêm tin tức tại bao phu nu
"Chú ý: Thông tin được cung cấp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng thông qua đây bạn sẽ tổng hợp được những tin tức mới nhất"
Những công thức tắm bằng thảo dược hồi phục nhanh sức khỏe cho sản phụ
Giấc ngủ trưa quan trọng như nào với trẻ sơ sinh
Trầm cảm khi mang thai – Nỗi sợ hãi của bất cứ ai bầu bí
Mức tăng cân chuẩn nhất và chế độ ăn khoa học dành cho mẹ bầu