Chỉ cách 40km về phía Bắc của Manchester, nhưng Burnley khác hoàn toàn so với M.U – đối thủ của họ ở vòng đấu đêm nay tại Premier League.
Bây giờ, khi Ngoại hạng Anh đã là màn giải trí của cả thế giới, và khi ranh giới giữa các quốc gia đã quá nhạt nhòa trong thế giới bóng đá, thiên hạ lấy làm ngạc nhiên khi nhìn vào tinh thần bảo thủ và sự “thuần Anh” của Burnley. Tin chuyen nhuong viết đại khái, đấy là CLB luôn quay lưng với toàn cầu hóa. Nhưng nếu vì thế mà lại cho rằng Burnley “lập dị” thì quá sai lầm. Burnley đã là đội bóng gắn liền với tinh thần bóng đá Anh từ thuở xa xưa, khi thế giới còn chưa được toàn cầu hóa.
Như một định mệnh, mẫu tự đầu tiên trong tên đội bóng Burnley không chỉ gợi lên khái niệm Brexit, mà cả cái sự “chuẩn Anh” (Britishness) nữa. Họ đã gắn bó với HLV người Anh là Sean Dyche từ năm 2012. Và nói chung, Burnley chỉ dùng HLV người Anh hoặc Scotland trong toàn bộ lịch sử CLB. Mà đấy đã là một lịch sử khá hào hùng, rất lâu đời. Burnley chính là một trong các thành viên sáng lập giải VĐQG Anh, ở mùa bóng 1888/89. Khi đoạt chức VĐQG lần thứ 2 vào năm 1960, Burnley xếp hơn phân nửa Top 6 hiện nay (các đội Chelsea, Tottenham, Manchester City) về số lần đăng quang tại quê hương bóng đá.
Bóng đá Anh không nổi bật về kỹ năng điều khiển bóng hoặc chiến thuật. Giá trị lớn nhất của bóng Anh, qua mọi thời kỳ, luôn là tinh thần nỗ lực đến tận cùng. Đã chơi bóng là phải cống hiến, cố gắng hết sức, thay vì “toan tính chiến lược” như những nơi khác. Vậy, hãy xem lại cả 2 lần VĐQG của Burnley để hiểu thêm về “giá trị Anh” của đội bóng này. Ở mùa bóng 1920/21, Burnley thua tuyệt đối trong 3 vòng đấu đầu tiên. Vậy mà cuối cùng, họ lại vô địch (mãi đến mùa bóng 2003/04, Arsenal mới phá được kỷ lục không thua trong 30 trận liên tiếp của Burnley ở mùa bóng ấy). Còn khi vô địch mùa bóng 1959/60, Burnley chẳng bao giờ đứng ở vị trí số 1, cho đến tận lúc họ thắng Manchester City 2-1 trong trận đấu cuối cùng!
Ngày xưa, các trận đấu loại trực tiếp ở FA Cup – giải bóng đá lâu đời nhất thế giới – hễ hòa thì phải tái đấu. Burnley từng phải quyết đấu với Chelsea suốt 5 trận liền mới phân cao thấp ở vòng 4 FA Cup mùa bóng 1955/56. Đấy là một trong những trận đấu dài nhất trong lịch sử. Rất Burnley, rất Anh, và đấy chỉ là một ví dụ.
Nếu như ở Tây Ban Nha, Athletic Bilbao có chủ trương rõ rệt là chỉ sử dụng cầu thủ xứ Basque (nhưng trên thực tế cũng không giữ được 100% truyền thống ấy) thì ở Anh, câu chuyện về Burnley mang màu sắc thú vị nhiều hơn.
Không ai thật sự lý giải được vì sao lại có một Burnley như vậy theo lich bong da. Đấy chỉ là sự trùng hợp tình cờ, hay đấy chính là quan điểm, chủ trương? Rất mơ hồ. Hồi đầu mùa, ảnh chụp toàn đội của Burnley thật ra cũng có một cầu thủ da màu, tên là Daniel Agyei. Nhưng cầu thủ 20 tuổi này hiện đang khoác áo Walsall, theo hình thức cho mượn. Tất nhiên, chẳng hề có manh mối nào để bảo Burnley cho Walsall mượn Agyei vì anh ta không phải cầu thủ da trắng. Cũng vậy, “nét Anh” không phải là một lẽ sống, đến nỗi phải hỏi vì sao Burnley hiện vẫn đang có cầu thủ Steven Defour, người Bỉ.
"Chú ý: Nội dung dưới đây được tổng hợp với mục đích cung cấp thông tin tham khảo. Hy vọng rằng thông qua việc đọc và nghiên cứu, bạn sẽ có thêm hiểu biết thêm về lĩnh vực thể thao - bóng đá."
Pogba trở lại và lợi hại hơn xưa
Thua Man City, MU nhận thêm tin dữ
Juventus vừa đánh bại Napoli
MU lần đầu tiên vào vòng knock-out Champions League sau mùa 2013-14